Quyển 1: Những đứa con của các ông bố bà mẹ “què quặt về cảm xúc” – Adult Children of Emotionally Immature Parents) – How to heal from Distant, Rejecting, or Self – Involved Parnets.
Quyển 2: Tự mình vượt qua những “dấu ấn nặng nề” do các ông bố bà mẹ “què quặt về xúc cảm” gây ra – Self – Care for Adult Children of Emotionally Immature Parents (Honor Your Emotions, Nuture Your Self & Live with Confidence)Trong các bài trước, tôi đã tóm tắt một số phần của quyển 1. Nhưng khi đọc, thì mới chợt muốn reo ầm lên: quyển 2 còn hay và có ích bội phần, vì nó hướng dẫn cho những “đứa trẻ người lớn” hãy tự vượt qua sóng gió và bất hạnh của cuộc đời, do cách nuôi dạy của CHÍNH BỐ MẸ MÌNH gây ra. Đọc quyển 2, thấy chương này hay, rất thực tế và có ích, nên tôi quyết định tóm tắt để chia sẻ ngay.“MỘT NGƯỜI TỐT ĐẾN THẾ”.Khi than phiền về một người nào đó, ta hay “bị” người thân, bạn bè “khuyên ngược lại” cái câu trên – Nó tốt với con (em, mày…) đến thế cơ mà. Mày có vô lý không đấy? Còn quan điểm của tác giả (và may quá, cũng là của cá nhân tôi) là: “Cái gì phải ra cái đó”, rõ ràng, rành mạch, đặc biệt là trong việc đánh giá về MỘT CON NGƯỜI. Không vì người đó có những điểm tốt, mà tất cả phải nhắm mắt lại khi họ làm điều xấu. Đừng có tự “làm đau”, chỉ vì người thân nào đó làm một vài điều tốt cho bạn, và nghĩ là họ có quyền làm những điều xấu. Một trong những điều tối quan trọng để bản thân ta có thể ây đắp và bảo vệ sự tự tin cho mình – KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT RẰNG: AI ĐÓ ĐANG LÀM ĐIỀU KHÔNG TỐT VỚI MÌNH. Nếu bạn luôn cố gắng rất rành mạch, sáng suốt về điều này, bạn sẽ không rơi vào tình cảnh có lúc sẽ tự trách móc phê phán bản thân, vì tưởng mình hành xử không đúng với người đó, hầu hết là vì họ tỏ thái độ phê phán mình. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng: con cái của các ông bố bà mẹ què quặt về cảm xúc, trong hầu hết các trường hợp, đều ngần ngại tìm hiểu để làm rõ sự thật về hành vị của các thành viên trong gia đình, người yêu, hoặc bạn bè thân thiết. Hiện tượng này có LÝ DO của nó: nếu cố làm rõ sự thật hoặc hành vi xấu của một người thân, thì lại hay bị số đông lên án là “NÓI XẤU, GHEN TỨC, THIẾU VỊ THA…”. Ví dụ: ai đó có thể kể với tôi về sự xa cách, lãnh đạm của bố hoặc mẹ mình, nhưng rồi cuối cùng thường kết luận một câu: “Nhưng tóm lại, bố tôi là người tốt”. Hoặc sau khi tâm sự về cách cư xử không tốt của người bạn, người yêu đối với họ, lại kết luận một câu: “Nhưng anh ấy (cô ấy) là người dễ thương lắm”. Khi nghe các câu chuyện như vậy, tôi thường tự hỏi mình: làm sao mà một con người có những hành động xấu – lại có thể là người “tốt hoặc dễ thương?”. Nếu không rạch ròi được về cái xấu và cái tốt của một con người, thì chính ta sẽ bị lẫn lộn, rơi vào vòng lẩn quẩn, và có khi cũng trở thành con người như họ. Để cố giải thích và biện minh cho một người thân, hoặc người mà bạn thương yêu, theo kiểu: “Nhưng cô ấy dễ thương thế cơ mà”, “Mẹ tôi tốt thế cơ mà”…Bản thân tôi không có vấn đề với những nhận xét theo kiểu làm cho mọi sự “bị lẫn lộn và rối ren” như vậy, nhưng nếu đó là cách để:- Giải thích và biện luận cho những hành động không tốt của người nào đó, là bạn đang hạ thấp giá trị bản thân, làm mất dần lòng tự trọng của mình bằng cách cố tự an ủi là “HỌ LÀM ĐIỀU ĐÓ MỘT CÁCH VÔ TÌNH, CHỈ VÌ THƯƠNG YÊU TA”.- Để “cố chôn vùi” sự thật, khỏa lấp cái xấu – thì chính ta ĐANG CHẤP NHẬN VÀ TỰ LÊN ÁN BẢN THÂN LÀ QUÁ NHẬY CẢM, thậm chí tâm thần có thể hơi không bình thường, vì đã có suy nghĩ hoặc sự lên án với một người KHÔNG CỐ TÌNH LÀM ĐIỀU XẤU, dù là với bất cứ ai. Bất cứ khi nào, vào lúc nào – nếu ta cố che đậy sự thật xấu xa, để BÀO CHỮA cho hành động xấu của ai đó – là ta đang tự làm hại bản thân, và bước chân vào căn bệnh thần kinh có tên là “phiền muộn – depression”. Lý do là: cảm xúc của con người – chính là điều giúp cho ta có cuộc sống nội tâm, nhận biết rõ ràng rằng mình đang được hoặc bị người khác đối xử thế nào. NẾU CÓ AI ĐÓ QUAN TRỌNG, THÂN THIẾT TRONG CUỘC ĐỜI TA, CÓ CẢ ĐIỀU TỐT VÀ ĐIỀU XẤU (vì không ai là hoàn hảo), thì hãy XÁC ĐỊNH THẬT RÕ RÀNG CẢ MẶT TỐT VÀ XẤU, và xác định rõ ta chấp nhận đến mức nào. Đừng cố gắng “chén ép, đè nén cảm xúc” của bản thân, chỉ vì ai đó có nhiều điểm tốt, và một số điểm xấu. Nếu chấp nhận con người đó, nghĩa là ta PHẢI HIỂU THẬT RÕ, dứt khoát không che dấu sự thật, không “chôn chặt” những nỗi đau mà người đó gây ra cho mình. Dù vẫn là vợ chồng, người yêu hay bè bạn, phải cùng nhau đối diện, đừng để bản thân ta phải trả giá chỉ vì che dấu sự thật hộ người khác, dưới VỎ BỌC của các quan niệm hiện đại. Đọc xong chương này, tôi cảm thấy TỰ TIN HƠN RẤT NHIỀU, với những tính cách của bản thân mình. Có lẽ cũng vì vậy: khi nói về bố mẹ mình, hoặc bất cứ ai khác, tôi luôn cố gắng rạch ròi, nêu rõ điểm tốt và điểm xấu – cũng như cái có ích mà điểm tốt đó đem lại cho con cái, và cái hại lâu dài cho đứa con vì những điểm xấu. Và cũng chính vì thế, thường tôi hay “nổi sung” khi ai đó khuyên bảo người khác theo kiểu: “Tuy thế, nhưng mà…”, hoặc cmt theo kiểu: “Chỉ nên nói ra điều tốt, còn điều xấu thì che đi, dấu đi, nói ra chẳng có ích gì”. Tôi cũng rất khó chịu trước cái khái niệm: “Quên đi mà sống”. Chỉ nên và có thể quên đi, khi mọi sự thật đã được làm rõ, ai có lỗi phải xác nhận và xin lỗi. Nếu điều xấu cứ bị che dấu – thì cái xấu sẽ thi nhau đâm chồi nẩy lộc như cỏ dại vào mùa mưaNếu cứ khuyên bảo nhau theo kiểu “mũ nỉ che tai”, không dám đối đầu với cái xấu – thì xã hội con người rồi sẽ ra sao?
Very nice post and straight to the point. I am
not sure if this is actually the best place to ask but do you guys have any ideea
where to employ some professional writers? Thanks in advance 🙂
I like this site very much, Its a really nice situation to read and get information.!
I was looking through some of your articles on this internet site and I think this web site is real instructive!
Continue putting up. Euro travel guide
Thank you a bunch for sharing this with all people you really recognise what you are talking about! Bookmarked. Kindly also talk over with my web site =).