NHỮNG ĐỨA TRẺ NGƯỜI LỚN CỦA CÁC ÔNG BỐ BÀ MẸ “QUÈ QUẶT” VỀ CẢM XÚC.
Tôi bắt đầu viết về chủ đề này từ giữa tháng 7, rồi tạm ngưng mất vài tháng. Tôi post lại 2 bài, để ai cần có thể theo dõi trọn vẹn hơn. Tối nay, tôi sẽ viết về dạng thứ 3 của các ông bố bà mẹ “què quặt” về cảm xúc – và tác hại của nó lên những đứa con đã trưởng thành. BÀI 4: TÂM LÝ VỀ ‘CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI” – CHỦ ĐỀ CÒN RẤT MỚI LẠ VỚI VIỆT NAM.Tác giả cuốn sách phân loại 4 dạng của các ông bố bà mẹ “què quặt” về cảm xúc. Trong bài hôm nay, tôi sẽ tóm tắt đặc trưng của dạng 1.Theo nhận xét của riêng tôi, dạng 1 này khá phổ biến trong các bà mẹ Việt nam: đặc biệt là các hành vi giả ốm, tự làm hại mình, luôn than thở mình là người bất hạnh, là nạn nhân…, dùng những cái đó làm vũ khí để kểm soát chồng con.Cái cảnh các bà không vui khi được khen là khỏe mạnh, hạnh phúc – trả lời là “Trông thế chứ dạo này tôi yếu lắm cô ạ, ăn không được, đầu cứ đau như búa bổ…” – là hiện tượng rất hay xảy ra. Những câu “chê” là: “Ôi dạo này sao bác ốm thế, có sao không?” hình như được họ khoái hơn nhiều. Lý do họ nghĩ là: nếu cứ ốm đau bệnh tật thì chồng con mới quan tâm, mọi thứ của người trong nhà mới dưới tầm kiểm soát của họ. Chứ nếu cứ khỏe, cứ vui, cứ tơn tớn lên – thì con cái nó đâu có cần lo lắng gì cho mình? DẠNG 1: Các ông bố bà mẹ “Cảm Xúc – Emotional Parents”. Đây là dạng bố mẹ hành động một cách “con trẻ” nhất trong bốn dạng. Họ gây cho tất cả thành viên trong gia đình tâm trạng là luôn phải để ý từng “lời ăn tiếng nói” khi có họ ở gần, và “chăm sóc” họ rất cẩn thận. Khi họ có vấn đề gì, họ thường kéo con vào cuộc, và con trẻ chưa trưởng thành buộc phải chứng kiến toàn bộ những cơn giận dữ không thể kiểm soát của họ, cũng như sự thất vọng và nỗi hờn giận quá đáng… Toàn bộ thành viên trong gia đình đều căng thẳng tột độ, như là luôn phải đi trên thang dây. Sự không ổn định về tâm lý là cá tính nổi bật nhất của dạng bố mẹ này. Ở dạng nặng, về bản chất: đây là dạng bố mẹ bị bệnh về tâm lý, hoặc mang nặng cá tính “phát xít”. Họ dùng sự không ổn định về tâm lý, thậm chí dọa tự tử để kiểm soát con cái. Những ông bố bà mẹ này rất thành thục các CHIẾN LƯỢC để kiểm soát người khác bằng cảm xúc, bằng sự không ổn định về tâm lý, thậm chí bằng sức khỏe của bản thân họ. Tâm trạng thay đổi bất thường, không ai dự đoán được của họ làm cho con cái luôn thấp thỏm, không tìm được chỗ dựa hoặc sự gắn bó về cảm xúc. Và thường thì ho luôn coi bản thân mình là NẠN NHÂN, cuộc sống của tất cả các thành viên trong gia đình đều phải xoay quanh tâm trạng và cách hành xử của họ. Khi ra ngoài, thường thì các ông bố bà mẹ này tự kiểm soát mình rất tốt. Nhưng trong gia đình hoặc với mối quan hệ lứa đôi, họ hành xử khác hẳn trong việc dùng cảm xúc để kiểm soát người khác đến mức chẳng còn giới hạn nào. Những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh này, khi lớn lên có thể phát triển theo hai hướng: 1. Hoặc hành xử y như cách bố mẹ đối xử với chúng. 2. Hoặc trở nên quá quân tâm đến quyền lợi của người khác, mà quên đi bản thân mình đến mức làm tổn hại bản thân.BÀI 5: TÂM LÝ VỀ ‘CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI” – CHỦ ĐỀ CÒN RẤT MỚI LẠ VỚI VIỆT NAM.Trong bài 4, tôi đã tóm tắt “Dạng 1” của các ông bố bà mẹ què quặt về cảm xúc. Trong bài 5 này, tôi sẽ tóm tắt về “Dạng 2”.DẠNG 2: Cá ông bố bà mẹ “Quá sức – Driven Parents”. Nhìn bên ngoài, các ông bố bà mẹ dạng này dường như bình thường. Thậm chí, họ thường được mọi người NGƯỠNG MỘ vì tập trung hết sức lực để đầu tư cho con cái. Họ luôn cố gắng hết sức để làm mọi việc mà họ coi là tốt cho con, đến nỗi hầu như không ai nhận ra là họ không cho phép con cái được có bất cứ ý kiến gì khác với những điều họ cho là tốt và đúng. Có phải quan điểm này rất rõ rệt và phổ biến trong các ông bố bà mẹ Việt nam, thể hiện qua những câu như: “Trứng mà đòi khôn hơn vịt”, hoặc ở Trung quốc là dạng “Tiger Mum – Các bà mẹ sư tử”. Hầu như không ai nhận ra ở những ông bố bà mẹ này bất cứ điều gì không tốt. Nhưng chính con cái của những ông bố bà mẹ này bị các vấn đề nặng về tâm lý, đặc biệt là khả năng suy nghĩ độc lập và tự kiểm soát. Nghịch lý là ở chỗ: chính cái sự đầu tư và “dí mũi” quá mức vào việc và cuộc sống của con cái – làm cho con mất hết hứng thú trong cuộc sống, nhiều trường hợp dẫn tới bệnh trầm cảm.Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy các ông bố bà mẹ thuộc dạng này luôn có xu hướng “ép” mọi người phải có những đánh giá, ý muốn và giá trị y như họ. Họ luôn coi bản thân mình là tấm gương soi, và nghĩ rằng họ biết rõ cái gì là tốt cho người khác.Họ không bao giờ dành thời gian đánh giá lại bản thân, luôn thích tỏ ra rằng “mọi sự đã được an bài”, và họ đã có câu trả lời hoặc phương án tốt nhất. Thay vì chấp nhận rằng con mình có quyền có những ý thích riêng, cũng như có định hướng khác với họ trong cuộc sống, những ông bố bà mẹ dạng này luôn bằng mọi cách ÉP con đi thoe con đường họ chọn sẵn. Họ can thiệp và ra quyết định hộ con trong mọi trường hợp. Những ông bố bà mẹ này thường bị lớn lên trong mội trường “bị tước đoạt – depriving”. Họ học được bài học rằng: phải cố dành lấy mọi sự bằng sức mình, không chờ đợi được ai nuôi dưỡnh – từ khi còn bé. Những người này thường cực kỳ tự hào về cái sự “tự lập, không phụ thuộc vào ai, không cần đến ai” của bản thân. Họ sợ rằng con cái sẽ làm họ xấu hổ khi không thành đạt, nhưng họ không bao giờ chấp nhận cho con cái cơ hội “được chấp nhận bản thân chúng” – là điều rất quan trọng giúp con cái hạnh phúc, thành công và ĐƯỢC SỐNG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG. Dù vô tình hay cố ý, con cái của dạng bố mẹ này luôn có cảm giác “BỊ BỐ MẸ SOI XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ”. Một ví dụ là: ông bố bắt con chơi piano trước mặt mình, để rồi đưa ra bình luận và chê trách. Hành động của họ làm cho con cái sợ và né tránh nhờ bố mẹ giúp đỡ, khi chúng cần. Mặt khác, con cái họ có thể trở nên qua phụ thuộc vào bố mẹ, không dám tự ra bất cứ quyết định gì trong cuộc sống, kể cả khi đã khôn lớn. Các cô con dâu có nhận thấy là nhiều ông chồng tuổi đã tứ hoặc ngũ tuần, mà làm bất cứ điều gì cũng phải “xin phép ông bô bà bô” chưa nhỉ?