TẠI SAO MẢNG KỸ THUẬT “ĐI CHẬM” HƠN CÁC MẢNG THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ VÀ ĐOÀN BAY? Mấy hôm nay, tôi nhận được rất nhiều bình luận cũng như tin nhắn của anh em đội ngũ kỹ thuật. Tất cả đều có chung một tâm tư: BUỒN, NUỐI TIẾC cho hiện tượng được thể hiện rất rõ trong ngành hàng không VN: khối kỹ thuật đi chậm hơn các khối khác nhiều, và kết quả của việc cải tổ cũng không rõ rệt. Xin trích mấy tin nhắn của một số kỹ sư cũ của A75, A76″Em không post lên mạng nhưng nếu hồi đó chị tập hợp được vài anh KT có tâm huyết như …, và một vài người nữa ( đếm trên đầu ngón tay) để cùng đồng bộ cải tổ thì có lẽ em vẫn còn phục vụ cho VNA. Đa số chóp bu KT hồi đó đều coi cty như ao nhà mình, lãnh đạo theo kiểu ban phát ơn huệ, bè phái, ớn lắm luôn, làm sao mà cải tổ nổi!!!”.”Thời 1990 đến 2000 các sếp KT chả ai phục ai. Tuy nhiên, khối kỹ thuật , là phải oánh nhau cật lực nên nhiều người giỏi nhưng cả khối lại không đi nhanh được”.Vốn không biết gì về chuyên sâu ngạch kỹ thuật, cũng còn một lý do tế nhị khác, nên thời đó, tôi không hề dám “mở mồm” có bất cứ ý kiến gì với chú Nhị và anh Tứ về mảng đó, kể cả khi được truy hỏi nhiều lần để có nhận xét về nhân sự. Giờ nghĩ lại mà thấy “tiếc hùi hụi”, và thấy bản thân mình quả thật có lỗi lớn với các anh em bạn bè học ngành kỹ thuật cùng trường KIIGA, cũng như ở các trường khác. Ngồi tự phân tích, tôi đã hiểu rõ lý do, sẽ giải thích kỹ hơn trong những bài sau.Để đến giờ, tuy mình mẩy mang đầy sẹo đã và chưa lành từ các chiến dịch cầm cờ cải tổ, ngồi trầm tư suy ngẫm:1. Hóa ra cái sự tổ chức cải tổ nó giống nhau ở mọi lĩnh vực, và người chủ trì chưa chắc đã phải là người có chuyên môn sâu, mà phải là người có ý đồ rõ ràng về bức tranh tổng thể, lại rất thực tế và quyết đoán khi quyết định các bước đi. 2. Cải tổ: trước tiên là phải tìm hiểu kỹ về các mô hình, rồi bàn bạc để thống nhất chọn mô hình nào. Nếu không thống nhất được, phải có một người CÓ TÂM VÀ TẦM, DÁM VÌ CÔNG VIỆC CHUNG ĐỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM ra quyết định. 3. Trên cơ sở mô hình tổ chức, tiếp tục dựng sơ đồ các cụm việc cần phải làm và tiến độ thời gian, mà CỤM VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT, theo quan điểm của tôi – là công tác đào tạo theo tầng từ thấp lên cao, từ dưới lên trên – để kết quả cuối cùng là ta phải chủ động được về nhân sự ở mọi lĩnh vực: giáo viên của tất cả các cấp, cũng như người hoặc tổ chức có quyền phê chuẩn mọi giấy tờ, bằng cấp cần thiết. NGƯỜI VIỆT NAM TA KHÔNG HỀ DỐT. Nhưng cái yếu của ta nhiều khi lại là: lớp trên chặn đường lớp dưới, sợ chúng hơn mình.Khối thương mại và dịch vụ có cái MAY MẮN LỚN: là chúng tôi duy trì và phát huy được SỰ ĐOÀN KẾT CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP BAN trong những năm 1990 – 1996. Sau năm 1996, không khí đó bị thay đổi, có nhiều người lớp trẻ ra đi. “Tại sao” – câu hỏi đó chú Kiệt đã hỏi cả chú Nhị, anh Tứ và chúng tôi vào đầu năm 1997. Từ từ, tôi sẽ có những bài viết để trả lời. Vẫn biết là câu trả lời đến lúc này là quá trễ – nhưng trễ còn hơn không.Khối bay, anh Phan Xuan Duc cũng đang rất tích cực tham gia biên soạn lịch sử.Này anh chị em KHỐI THƯƠNG MẠI ƠI: chưa thấy ai gửi thông tin nhiều về các bước cải tổ từ 1993 – 1997 đấy nhé. Biết là mọi người còn bận làm việc, nhưng chịu khó dành chút thời gian ghi lại lịch sử, để thế hệ sau còn biết rõ là chúng ta ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? Cũng là những bài học của thế hệ đi trước để lại cho đàn em. Anh Nguyễn Đức Vinh, Lương Hoài Nam, Phạm Phú Khôi, Nguyễn Hải, Minh Hà…, đâu hết cả rồi, mọi người ơi.
