CẢI TỔ NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM: THỜI KỲ TỪ NĂM 1990 – 1997

ĐOÀN BAY MỘT THỜI ĐỔI MỚI.

Em cám ơn anh Phan Xuân Đức đã bỏ công liệt kê, mô tả khá chi tiết để cô em được “toét hết cả mắt”, đọc đi đọc lại mãi mà “trước nhớ sau quên ngay lập tức”. Gửi bài viết mà không gửi thêm ảnh cho em khoe lên, thì nó mới sinh động chứ. Các anh lái toàn loại đẹp trai rạng rỡ mà.

Nói đi cũng phải nói lại, để đánh giá công sức của cải tổ đối với từng mảng hoạt động của ngành hàng không, so sánh cái khó và cái dễ của việc cải tổ, tôi có mấy suy nghĩ sau:1. Với khối thương mại dịch vụ: điều đau đầu nhất là việc chuyển đổi từ tư tưởng và phương thức bao cấp sang hoạt động kinh doanh hạch toán lời lỗ. Với một bọn “trẻ người non dạ”, ở cái lứa tuổi trên dưới 30, mặt còn “búng ra sữa”, mà phải chuẩn bị để đương đầu cạnh tranh với các hãng HK quốc tế có tiếng trên thế giới – cũng hơi khiếp. Nói thật là cũng may: cả lũ đều ở trong tình trạng “điếc không sợ súng”, cứ thế mà xông. Một điều nữa, là nhờ Lãnh đạo rất ủng hộ chủ trương: “Cứ bám theo mấy bọn lớn mà học để phát triển”. Hễ liên doang liên kết, bắt tay được với hãng nào, là ta “kèo” ngay hãng đó: liên doanh suất ăn tại TSN với Cathay Paciic, liên doanh chặt chẽ đường bay Hong kong cũng với CX, rồi liên doanh hàng hóa TCS với Singapore Airlines – là những liên doanh đem lại rất nhiều mối lợi cho Vietnam Airlines. Nhưng mặt khác, hoạt động của khối thương mại không bị áp lực nhiều về các tiêu chuẩn, quy định về an toàn bay, bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật. Cái chuyện lỗ lãi, làm sao lo cho đủ “cơm áo gạo tiền” để đảm bảo hoạt động của hãng – nó đau đầu lắm2. Với khối bay và kỹ thuật: thì việc phải hiểu thật rõ các quy định quốc tế về bay, bảo trì bảo dưỡng, để áp dụng cho đúng, thì mới được bay đến khu vực của họ, là điều đau đầu nhất. Vì vậy: áp lực phải dảm bảo an toàn cho hoạt động của Hãng – là vấn đề cần quan tâm nhất. Tóm lại, mỗi khối có những nỗi lo lắng và các áp lực không hề giống nhau.Với khối KHAI THÁC BAY: chuyển đổi từ cách điều khiển máy bay theo kiểu Liên xô (đã trở thành thói quen), để rồi thám gia các khóa học với những quy định và tiêu chuẩn hoàn toàn mới lạ, thật sự là rất khó khăn: nào là JAR, VAR FCL, VAR Operation, xây dựng các bộ tài liệu an toàn hàng gần 20,000 trang…Với khối thương mại và dịch vụ: các quy định về hoạt động là của nội bộ VNA, chẳng liên quan đến “ma” nào khácVới Đoàn tiếp viên: các tài liệu và đào tạo an toàn phải tuân thủ quy định quốc tế, nhưng về dịch vụ: “ta cứ việc tắm ao ta, nếu nước đục thì khách không thèm chọn đi VNA nữa”.Còn với khối bay, mọi điều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn của quốc tế. Bởi vậy, Cục HKDDVN phải cử các anh lái giỏi đi học về thanh tra bay, gồm các tay kỳ cựu sau. Theo anh Đức kể, thì: “Năm 1992 VNA cử 4 tổ bay iL18 và TU134 đi Thụy sỹ và Bỉ học chuyển loại B737 +Lái chính Đinh Võ Lượng-Lái phụ Đỗ Bá Hùng.+Lái chính Nguyễn Đình Đoàn-Lái phụ Nguyễn Doãn Tranh +Lái chính Phan Xuân Đức-Lái phụ Nguyễn Thái Trung +Lái chính Trương Danh Liên-Lái phụ Nguyễn Viết Xiêm Chương trình học ở Zurich gồm một phần tiếng Anh HK và vài bài bay ôn tập IFR,việc học tiếng Anh không vấn đề gì,nhưng đến mấy bài bay bằng thiết bị đồng hồ IFR thì lúc này mới thấy được hệ thống đào tạo PC của 2 hệ hoàn toàn khác biệt. HẬU QUẢ LÀ TẤT CẢ KHÔNG DẠT YÊU CẦU, nên phải bổ sung thêm 10 bài bay IFR nữa ( 2 tổ hoàn thành sau mấy bài,2 tổ còn lại bay hết chương trình ).Cục HKDDVN cũng tổ chức đào tạo thanh tra bay, gồm 6 người: Nguyễn Thái Trung-Phan Xuân Đức-Nguyễn Hồng Lĩnh-Hoàng Văn Mạnh-Trần Thanh Thảo- Mr TrìnhTrong đó có 3 người được cử sang Pháp học: là Đức-Trung-LĩnhTiếp đó: 8 anh em sang Brussels bay chuyển loại thành công B737. Nhưng về Việt Nam vẫn chưa được bay huấn luyện vì hệ thống luật lệ HKVN chưa theo tiêu chuẩn quốc tế của ICAO: là phải có bằng ATPL mới được bay chở khách. Do B737 của TEA đăng ký Thụy sỹ nên 8 anh em lại khăn gói lên đường sang thành phố Basel Thụy sỹ học thi lấy bằng ATPL-Airline Transport Pilot License năm 1993. Nghe thông tin lấy bằng ATPL của châu Âu khó lắm, mà bằng ATPL Thụy sỹ còn khó khăn hơn. Thực tế không phải chỉ là khó MÀ LÀ QUÁ KHÓ LUÔN ! Cũng may 7/8 người được nhận bằng ATPL Thụy sỹ.Năm 1995 TGĐ Lê Đức Tứ bổ nhiệm một số PC đã được học chuyển loại máy bay thế hệ mới thành công lên các vị trí quản lý Đoàn bay 919.- Lái phụ B767 Phan Xuân Đức làm Phó đoàn trưởng kiêm Trưởng phòng HL an toàn- Lái chính A320 Nguyễn Thái Trung làm Trưởng phòng Điều độ khai thác -Lái chính A320 Nguyễn Hồng Lĩnh làm Đội trưởng A320 -Lái chính A320 Nguyễn Nam Liên làm Phó phòng HLAT -Lái phụ B767 Nguyễn Thành Trung làm Đội trưởng B767. Tại một cuộc họp với Airbus TGĐ giao cho anh em mới bổ nhiệm phải học tập chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác, huấn luyện đào tao người cho đội tàu bay thế hệ mới.Từ đó đội ngũ quản lý sát cánh cùng các chuyên gia Airbus triển khai những nền tảng cho hệ thống HLĐT Phi công, cũng như hệ thống điều hành khai thác bay.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *